5 bước chế biến thực phẩm an toàn Các mẹ cần biết

Các bà nội trợ hãy áp dụng những nguyên tắc đơn giản trong bảo quản, chế biến thực phẩm để luôn có những bữa ăn ngon cho gia đình.

Làm sao để có bữa ăn thật ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho cả gia đình. Các bà nội trợ hãy tuân thủ theo 5 nguyên tắc đơn giản sau đây để giảm thiểu ngộ độc thực phẩm nhé.

Bước 1: Giữ vệ sinh sạch sẽ

Hãy rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng và chế biến thức ăn. Không chỉ vậy, đồ dùng chế biến thức ăn cũng cần được rửa sạch.

Do những vi khuẩn gây bệnh bám ở đất, ở động vật và thậm chí ở người có thể bám vào tay, khăn lau, đồ dùng nhà bếp, đặc biệt ở thớt.

Đôi khi có thể những vi khuẩn này bị lẫn vào thức ăn và gây mầm bệnh trong đồ ăn của gia đình.

Vì vậy, các bà nội trợ nên giữ gìn và bảo quản sạch sẽ thức ăn và nhà bếp khỏi côn trùng, các loài vật gây hại và các con vật khác.

Bước 2: Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín.

Thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm và đồ ăn hải sản có thể chứa các vi khuẩn nguy hiểm và có thể lây truyền vào thực phẩm khác trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.

Vì vậy, các bà nội trợ lưu ý cần phải bảo quản riêng biệt thịt, thịt gia cầm và đồ ăn hải sản với các thức ăn khác. Chúng ta cần sử dụng riêng biệt các đồ dùng, dụng cụ nhà bếp như dao, thớt khi chế biến thức ăn sống.

Bảo quản thức ăn trong các hộp đựng thức ăn phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đang chế biến.

Bước 3: Nấu kỹ thức ăn

Nấu nướng hợp vệ sinh có thể diệt được hầu hết các vi sinh vật nguy hại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nấu thức ăn có thể đảm bảo an toàn khi được nấu ở nhiệt độ 70 độ C. Những thức ăn cần đặc biệt lưu ý khi chế biến là thịt băm, thịt nướng và thịt gia cầm Cần phải nấu thật chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản.

Đảm bảo đun sôi, chín các món như súp, món hầm ở 70 độ C. Đối với thịt và thịt gia cầm, đảm bảo nước phải trong, không có màu hồng. Tốt nhất nên sử dụng nhiệt kế để đo.

Hâm nóng thật kỹ thức ăn đã nấu chín.

Bước 4: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

Vi khuẩn có thể sản sinh rất nhanh nếu thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường. Bằng cách bảo quản thực phẩm ở độ lạnh dưới 5 độ C và nấu chín thức ăn trên 60 độ C sẽ hạn chế vi khuẩn hoặc diệt chết vi khuẩn. Một số vi khuẩn vẫn có thể sống được ở dưới nhiệt độ 5 độ C.

Vì vậy, các bà nội trợ nên:

Không để thức ăn ở nhiệt độ trung bình nhiều hơn 2 tiếng đồng hồ.

Bảo quản thức ăn chín và thức ăn/rau quả dễ bị ôi thiu ở nhiệt độ thích hợp (thường là dưới 5 độ C).

Đảm bảo thức ăn chín thật nóng trước khi ăn (hơn 60 độ C).

Không bảo quản thức ăn quá lâu kể cả để trong tủ lạnh.

Không để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thường.

Bước 5: Sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống

Nước chưa đun sôi và đá có thể chứa những vi khuẩn gây hại và các chất hóa học độc hại có thể xuất hiện và gây hại trong những thực phẩm đã lên men.

Thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống và áp dụng các bước vệ sinh cơ bản như rửa sạch và gọt vỏ rau quả có thể giảm nguy cơ sản sinh ra những tác nhân độc hại này.

Vì vậy, các bà nội trợ cần phải:

Sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước sạch trước khi sử dụng.

Lựa chọn thực phẩm tươi sống, lành và giàu dinh dưỡng.

Lựa chọn thực phẩm được chế biến an toàn, chẳng hạn như sữa tiệt trùng.

Rửa thật kỹ rau quả, đặc biệt các loại rau quả ăn sống.

Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có kiến thức chế biến thức ăn đồng nghĩa với biết cách phòng chống nhiễm bệnh cho gia đình. Các bà nội trợ hãy áp dụng những nguyên tắc đơn giản trên để luôn mang đến những bữa ăn ngon cho gia đình nhé!

Theo Suckhoedoisong.vn