Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà
Gần đây, gạo lứt phổ biến như một loại thực phẩm ‘healthy’. Để nấu gạo lứt có rất nhiều cách, Chả giò tôm đất Bình Định sẽ hướng dẫn bạn cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện rất đơn giản nhé!
1. Công dụng gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ lớp vỏ, chưa bóc lớp cám gạo. Vì vậy vẫn còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng so với gạo trắng. Cả đông và tây Y đều đánh giá cao những giá trị mà loại gạo này mang lại trong việc hỗ trợ chữa một số loại bệnh như:
- Giảm nguy cơ bị sỏi mật (đặc biệt dành cho phái nữ vì trong đó có nhiều chất xơ không tan trong nước).
- Tốt cho hệ thống thần kinh (nhờ giàu các chất mangan, gaba).
- Ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu (do hàm lượng chất xơ cao).
- Kiểm soát lượng đường trong máu (do có lượng đường thấp).
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.
- Giảm cholesterol và mỡ nhiễm trong máu (nhờ dầu và chất xơ trong gạo lứt).
- Ngăn ngừa bệnh tim giúp, hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch.
- Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể (chất xơ trong gạo lứt giúp kiểm soát lượng kalo và tạo cảm giác no lâu).
- Tốt cho của xương (do giàu magie, canxi).
- Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn (nhờ các chất magie, selen).
2. Nấu cơm gạo lứt với nồi cơm điện
Bước 1: Vo sơ, sau đó ngâm gạo bằng nước ấm trong 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn.
Bước 2: Cho cả gạo và nước ngâm vào nồi, đậy vung, cắm điện và bấm nút nấu. Khi cơm chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm.
Bước 3: Ủ cơm trong nồi từ 10 – 15 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.
Bước 4: Xới cho tơi cơm trước khi dùng bữa.
3. Gạo lứt ăn với gì ngon?
Gạo lứt có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để món ăn thêm đa dạng hơn. Trong đó muối mè là món ăn đơn giản. Nhanh gọn cho những ai không có quá nhiều thời gian trong việc chuẩn bị đồ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi ăn cơm gạo lứt bạn nhớ nhai thật kỹ để một phần thức ăn và cơm được tiêu hóa nhờ các enzym trong nước bọt.
Chế độ ăn uống lành mạnh cần được kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Ngoài gạo bạn nên ăn cùng với rau, củ, quả, các loại thịt đỏ, trứng, cá, hải sản… Những thực phẩm bổ sung sẽ làm cho chế độ ăn trở nên “tròn trịa” hơn, giúp cung cấp đầy đủ năng lượng thiết yếu cho cơ thể khoẻ mạnh.